Kinh nghiệm mở xưởng nhôm kính cho người mới bắt đầu

Với nhu cầu xây dựng ngày càng tăng trong quá trình đô thị hóa, mở một xưởng làm nhôm kính là một hướng đi đúng đắn và chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả khi bạn muốn bắt đầu phát triển kinh doanh, mở rộng hoạt động trong ngành nhôm kính.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ mới. Cửa nhôm kính dần có mặt nhiều hơn trong không gian sống của mọi công trình. Chắc chắn rằng có cầu sẽ có cung, nhu cầu mở xưởng sẽ tăng cao. Nhưng không phải ai cũng đều thành công. Những kinh nghiệm về việc mở xưởng của đa số những người đi trước, sẽ giúp bạn có những chuẩn bị tốt cho mình.

Công việc chuẩn bị trước và sau mở xưởng

1. Chuẩn bị vốn

Chi phí trên sẽ được dùng cho các hạng mục sau

  • Chi phí thuê mặt bằng mở xưởng: Cần xác định xưởng rộng bao nhiêu mét vuông với số tiền có thể bỏ ra là như thế nào để tìm vị trí cần thuê xưởng.
  • Chi phí mua máy móc sản xuất: Cần những máy cắt tiên tiến hay là máy thủ công để hạch toán ra số tiền cần phải chuẩn bị.
  • Chi phí chung cho nhà xưởng với những đồ dùng vật tư phục vụ quá trình sản xuất như: đường dây điện, quạt làm mát, kệ để nhôm, tủ để đồ, biển hiệu, đồng phục, đồ bảo hộ lao động…
  • Chi phí nhập vật tư làm nhôm kính để về sản xuất và những phụ kiện nhôm kính đi kèm ban đầu

2. Máy móc kỹ thuật và vật tư đầu vào

Đầu tư cho máy móc kỹ thuật và vật tư đầu vào là việc cực kỳ quan trọng và nên được quan tâm hàng đầu khi mở xưởng nhôm kính. Các máy móc cần có phục vụ việc lắp đặt cửa nhôm kính gồm: máy ép góc, máy cắt nhôm… Vật tư đầu vào bao gồm

  • Kính cường lực, bán cường lực 5ly, 8ly, 10ly, 12ly, 15ly
  • Nhôm: nhôm hệ 700, hệ 1000, nhôm Xingfa, Việt Nhật, Việt Pháp…

3. Phát triển năng lực nhân sự

Điều bắt buộc khi mở xưởng làm nhôm kính là phải có đội ngũ thợ lành nghề và tâm huyết. Ngoài thợ cứng đứng máy thi công chính thì phải có những người thợ phụ hỗ trợ, tạo hiệu quả công việc. Khi việc kinh doanh đi vào hoạt động ổn định, việc đào tạo các thợ học việc là điều cần thiết để đảm bảo không thiếu hụt thợ trong tương lai.

Nhưng quan trọng nhất, người chủ phải là người vừa có tay nghề vừa biết cách quản lý, tư vấn và giám sát mọi hoạt động cả hoạt động kinh doanh, lắp đặt & hoạt động ở nhà xưởng để đảm bảo hiệu quả trên mỗi đồng chi phí đầu tư.

4. Tìm kiếm khách hàng

Song song với việc mở xưởng, bạn cần đầu tư chi phí, nhân lực cũng như thời gian cho việc tìm kiếm khách hàng. Một mặt đảm bảo doanh thu duy trì hoạt động, duy trì cơ sở vật chất. Mặt khác ổn định hoạt động và phát triển mở rộng quy mô.

Trên là 4 yếu tố quan trọng cho người mới bắt đầu cũng như chuẩn bị muốn mở một xưởng gia công nhôm kính. Vì vậy, bạn có ý định mở xưởng nhôm kính thì cần chuẩn bị kỹ lưỡng và trang bị thêm những kiến thức ngành nhôm kính.

Tin liên quan

4 Cách phân biệt kính cường lực thật - giả

Sử dụng nhôm định hình làm cửa có đúng không?

Mẹo hàn kính bị vỡ bằng tỏi vô cùng hiệu quả

Cách thay kính cho cửa nhôm tại nhà đơn giản

Chọn cửa sổ nhôm kính mở lùa hay mở hất

Tại sao kính cường lực tự nổ?

Các bước chỉnh tốc độ bản lề sàn đơn giản và hiệu quả

Ưu điểm của từng loại vách nhôm kính

Cách nhận biết kính cường lực đơn giản không phải ai cũng biết

Góc liên kết ở cửa nhựa quan trọng như thế nào?

Tại sao cửa nhựa dễ bị đổi màu?

Cửa nhôm kính Technal có tốt không?

Phụ kiện cửa nhôm kính hãng nào tốt nhất hiện nay?

Có nên dùng cửa nhôm kính hộp hay không?

Có nên chọn cửa nhôm cách nhiệt không?

Kinh nghiệm loại bỏ băng keo dính trên cửa kính hiệu quả

Cửa chớp nhôm kính có ưu nhược điểm gì?

Cửa lùa nhôm kính có những ưu điểm gì?

Cửa đi nhôm kính mở quay có ưu điểm gì?

Cửa nhôm kính Xingfa sử dụng loại gioăng nào?